cart0912 137 927 cartĐăng Ký cartTư Vấn Online

Phương pháp cân bằng gan lách (LSB) – Cơ chế tác động hướng đích lên hệ miễn dịch cho bệnh nhân viêm gan và xơ gan

(Trích dẫn từ tạp chí Hội Gan mật Việt Nam số 38-2018 được DS.Phạm Xa nghiên cứu và báo cáo)

1.1. Giới thiệu

Bệnh viêm gan vi rút là gánh nặng của thế giới ảnh hưởng đến tâm lý kỳ thị, thể chất, kinh tế của người bệnh, gia đình và toàn xã hội, đặc biệt gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, gan não, viêm gan tối cấp suy gan tử vong. Việt Nam là một trong những nước bị nhiễm viêm gan vi rút cao đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, thống kê có khoảng 10-20% người bị nhiễm, và rất nhiều người bị mà chưa phát hiện. Để điều trị hiện nay Tây y mới dừng bước có thuốc ức chế nhân lên của vi rút, và vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B nên những người bệnh cần có giải pháp mới tổng thể giúp cơ thể có lá gan khẻ mạnh không bị xơ hóa, hệ miễn dịch tốt có chuyển đảo huyết thanh để ức chế loại bỏ vi rút, đưa tải lượng vi rút trong máu về dưới ngưỡng định lượng.

1.2. Giới thiệu Phương pháp cân bằng Gan – Lách

Theo học thuyết ngũ hành trong Đông y: Can mộc khắc Tỳ thổ.

Gan – Lách bất hòa là do khi bị viêm gan, khí ở gan uất kết ảnh hưởng sang lách, làm cho lách giảm sự hoạt động điều tiết. Chức năng lách giảm thuỷ thấp (nước) ứ đọng ở trong mạch và mô, lâu ngày gây uất kết hoá nhiệt (gây viêm), đồng thời gây ảnh hưởng ngược lại sang Gan. Khí Gan uất kết lâu làm mất sự điều đạt liền gây nên khí huyết ngưng trệ, mạch lạc ứ nghẽn. Gan chứa huyết chủ về sơ tiết, Lách quản lý huyết chủ về vận hoá. Nên khi hai cơ quan này ngưng trệ mọi chuyển hóa trong cơ thể giảm xuống gây rối loạn xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như gan to, lách to, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn ăn không ngon, tiêu hóa kém, độc tố không đào thải gây mẩn ngứa, khi gan lách mất cân bằng, như vậy nếu nhiễm vi rút siêu vi B, C tình trạng bệnh sẽ xấu hơn.

Nhìn vào hình ảnh giải phẫu ta thấy hệ thống mạch máu gan lách có sự lưu thông nhau nên chỉ cần một bộ phận có vấn đề là ảnh hưởng sang bộ phận còn lại.

– Tĩnh mạch lách: Nhận máu từ lách, một phần của dạ dày và tụy. Chiếm 1/3 tổng số mạch máu của tĩnh mạch cửa.

– Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới: Nhận máu ở 1/2 đại tràng trái và trực tràng.

– Tĩnh mạch mạc trao tràng trên: Nhận máu toàn bộ ruột non, 1/2 đại tràng phải, một phần máu của tụy và dạ dày.

1.3. Ứng dụng Phương pháp Cân bằng Gan Lách trong điều trị viêm vi rút và xơ gan

Để lý giải câu hỏi vì sao phần lớn những người bị nhiễm viêm gan B tự tạo ra kháng thể để hết bệnh, nhưng số ít người còn lại chuyển sang mạn tính. Khi cơ thể chúng ta nhiễm vi rút viêm gan B, C hệ miễn dịch là tế bào Lympho T huy động tạo kháng thể để loại bỏ vi rút viêm gan siêu vi B ra khỏi cơ thể. Mà tế bào miễn dịch Lympho T sinh ra ở tủy xương, chuyển qua tuyến ức phát triển hoàn chỉnh và chuyển vào hai cơ quan chính là hạch bạch huyết và lá lách và một số bộ phận nhỏ khác để dự trữ. Khi có tế bào lạ như vi khuẩn hay vi rút xâm nhập thì hệ thống “quân đội” này được huy động. Khi mất cân bằng Gan – Lách, hệ thống miễn dịch dự trữ lách suy giảm, cơ thể không may nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B dễ chuyển sang mãn tính.

Theo Đông y, ở những người gan không được sơ tiết thường làm tổn thương lá lách, dạ dày và đường tiêu hóa, hàn thấp uất kết trung tiêu lại gặp phải thời tiết ôn dịch dễ dẫn đến bệnh viêm gan do vi rút. Tức là bệnh chỉ xuất hiện khi hội tụ đủ 2 yếu tố thấp nhiệt (gan, lách) và siêu vi, thấp nhiệt là điều kiện cần thiết cho sự phát triển siêu vi, tức là gan lách bị suy giảm chức năng nếu nhiễm vi rút dễ chuyển sang mạn tính. Đây là một lý luận khá phù hợp về hệ thống miễn dịch cơ thể tế bào lympho T dự trữ lá lách theo Tây y. Từ những lý luận trên, phương pháp cân bằng gan lách giúp người bị viêm gan vi rút siêu vi và xơ gan, là tác động vào đích hệ miễn dịch tại lách nhằm nâng đỡ hệ miễn dịch lên để ức chế vi rút hoặc tạo kháng thể loại bỏ vi rút, đồng thời cân bằng đưa chức năng gan và lách về bình thường, giảm các biểu hiện lâm sàng như: viêm gan lách, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn đồng thời giảm nguy có biến chứng xơ gan.

1.4. Ứng dụng phương pháp cân tbằng trong bào chế thuốc Đông Y

Để ứng dụng được Phương pháp Cân bằng gan lách vào bào chế, cần có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về y học hiện đại để hiểu về vi rút siêu vi, quá trình bệnh lý và nền tảng y học cổ truyền để khi phối hợp các nhóm Dược thảo phải có bổ trợ cho nhau phát huy tác dụng, đồng thời giảm thiểu các tác dụng bất lợi nhóm thảo dược khác, để tạo ra phương pháp cân bằng tổng thể trong điều trị dài ngày, ngoài ra phòng xơ gan, biến chứng sang Lách, Thận.

Điểm mấu chốt trong phối hợp Phương pháp Cân bằng gan lách, nghiên cứu tách chiết được hoạt chất có trong thảo dược có tác động hướng đích lên hệ miễn dịch của tế bào Lympho T, Lympho B.

Biện luận theo Đông y

1.5. Lý luận các Thảo dược sử dụng trong Phương pháp Cân bằng điều trị viêm gan do vi rút, xơ gan.

Kiện tỳ bổ khí tăng hệ miễn dịch: Dựa vào nguyên nhân nhiễm vi rút viêm gan siêu vi, trong điều trị theo Đông y biện chứng lấy kiện tỳ (lá lách và hệ thống đường ruột) làm gốc, kiện tỳ để nâng cao chính khí (nâng cao miễn dịch) chống lại tà khí (các yếu tố gây bệnh vi khuẩn, vi rút). Hoàng kỳ là thảo dược số một về nâng đỡ hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào gan với hoạt chất chính Astragaloside và polysaccharide.

Hoạt huyết hóa ứ giảm sưng viêm gan lách: Thông lợi huyết mạch, tiêu tán huyết trệ. Thảo dược quý Đan sâm quy kinh tâm (tim), can (gan). Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ trệ tại gan, mát huyết tiêu ung nhọt, dưỡng huyết an thần ngủ ngon, thanh nhiệt trừ phiền giảm nóng trong người.

Thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận gan lợi mật: Vị thuốc tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, tiêu viêm, mát huyết, thông mật (Chi tử, bồ bồ).

Thanh nhiệt giải độc gan: Là những vị thuốc mát gan, lợi mật giải độc. Diệp hạ châu, cà gai leo có tác dụng mát gan giải độc, ức chế các yếu tố gây viêm gan.

Khi phối hợp các Dược thảo theo Phương pháp cân bằng cần phải đạt được 3 mục đích:

– An toàn khi sử dụng dài ngày.

– Đạt hiệu quả cao khi sử dụng: Hạ men gan, giảm virus siêu vi, giảm xơ gan.

– Bảo vệ, nuôi dưỡng, phòng biến chứng cho gan, đồng thời bảo vệ biến chứng Lách, Thận.

1.6. Kết quả theo dõi lâm sàng: Sử dụng thảo dược theo Phương pháp Cân bằng gan lách.

Tác dụng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút B:

Theo dõi 100 người có biểu hiện lâm sàng.

– Các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải (có nhiều trường hợp hay sốt về chiều) giảm rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng tùy theo mức độ và tình trạng cụ thể có thể nhanh hơn hay chậm hơn.

– Mức độ đánh giá 100% bệnh nhân đều nhận được kết quả có cải thiện.

– Trong đó ghi nhận thêm trên 70% bệnh nhân cảm nhận rõ cơ thể khỏe hơn, triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt.

Tác dung hạ men Gan AST, ALT, GGT:

– 98% Bệnh nhân sử dụng đều hạ men gan.

– Tùy từng mức độ và thể trạng bệnh nhân khác nhau mà thời gian về ngưỡng bình thường hóa khác nhau.

Bệnh nhân có men gan tăng gấp 2 lần (<80): Về bình thường sau 15-30 ngày.

Bệnh nhân có men gan tăng gấp 4 lần (<160): Về bình thường sau 1-2 tháng.

Bệnh nhân có men gan tăng gấp 5 lần (<200): Về bình thường sau 2-3 tháng.

Tác dụng giảm vi rút viêm gan siêu vi trong máu:

Kết quả đánh giá trên 100 bệnh nhân dùng đủ tối thiểu 6 tháng trở lên

– 74 người giảm tải lượng HBV-DNA tương đương 74%

– 22 người định lượng về dưới ngưỡng tương đương 22%

– 4 người định lượng không giảm (Giữ nguyên) tương đương 4%

Đánh giá độ an toàn trong sử dụng từ 2013-2018

– Chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng không mong muốn.

Kết luận

Nghiên cứu theo dõi thực tiễn sử dụng dược thảo theo Phương pháp Cân bằng trên nhóm đối tượng bệnh nhân sử dụng tối thiểu từ 6 tháng trở lên trong hỗ trợ điều trị viêm gan do vi rút, xơ gan, men gan tăng cho thấy: Các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt sau 30-45 ngày; Chỉ số về men gan giảm nhanh sau 1-3 tháng; 74% bệnh nhân định lượng vi rút giảm, 22% bệnh nhân đạt kết quả định lượng về dưới ngưỡng. 4% bệnh nhận không giảm (Bệnh nhân làm trong ngành sơn, in tiếp xúc hóa chất…)