cart0912 137 927 cartĐăng Ký cartTư Vấn Online

Phác đồ đông tây y kết hợp trong điều trị viêm gan vi rút b,c và xơ gan

(Trích dẫn từ báo cáo khoa học cập nhật điều trị kết hợp 2 nền y học trong bệnh lý gan mật tại Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam ngày 05/04/2019 được DS.Phạm Xa nghiên cứu và báo cáo)

Kết hợp hai nền y học, Đông – Tây y trong điều trị viêm gan vi rút và xơ gan đã được đề ra nhiều năm qua, tại buổi hội thảo kỷ niệm ngày viêm gan thế giới 28/7/2020 cũng đặt mục tiêu kết hợp hai nền y học hướng đến năm 2030 xóa bỏ được căn bệnh viêm gan.

Bệnh viêm gan vi rút B mạn tính ở nhiều giai đoạn khác nhau nên việc điều trị không phải lúc nào cũng kết hợp được hai nền y học trong điều trị, nên người bệnh cần hỗ trợ chuyên gia Tây y và Đông y để có sự phối hợp đúng trong điều trị.

4.1. Viêm gan B mạn chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi rút

– Viêm gan B mạn thể hoạt động (HBeAg dương tính, HBV DNA > 105 copies/mL); kiểm tra men gan bình thường, gan không xơ hóa, tiền sử gia đình không bị bệnh gan nặng như u gan, k gan, xơ gan cổ chướng, thì chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi rút cần theo dõi định kỳ 3-6 tháng 1 lần. Giai đoạn này có thể dùng giải pháp Đông y hay Y học cổ truyền.

– Viêm gan B mạn thể không hoạt động (HBeAg âm tính, HBV DNA< 105 copies/mL); Kiểm tra men gan bình thường, gan không bị tổn thương xơ hóa, thì giai đoạn này chưa dùng kháng vi rút mà theo dõi định kỳ 3-6 tháng 1 lần.

Ở hai thể bệnh trên chưa đủ tiêu chuẩn điều trị Tây y dùng thuốc kháng vi rút, nên giai đoạn này hướng điều trị chủ yếu theo Y học cổ truyền không chỉ bổ gan, mát gan đơn thuần mà người bệnh cần giải pháp tổng thể theo phương pháp cân bằng gan lách để đạt được các mục đích:

  • Thứ nhất là bảo vệ chức năng gan tránh gan bị xơ hóa chức năng gan suy giảm.
  • Thứ hai là nâng đỡ hệ miễn dịch giúp cơ thể có kháng thể tốt để loại bỏ vi rút và có chuyển đảo huyết thanh.
  • Thứ ba là ức chế vi rút, làm giảm vi rút trong máu đưa về dưới ngưỡng phát hiện.

Như vậy người bệnh đạt được những tiêu chí trên không còn phải lo lắng về tình trạng bệnh và những biến chứng.

4.2. Viêm gan B mạn đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng vi rút

Viêm gan B mạn thể hoạt động (HBeAg dương tính)

– Chỉ số ALT tăng trên 2 lần bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan phát triển hoặc xơ gan bất kể chỉ số ALT ở mức nào.

– Số lượng vi rút HBV-DNA ≥ 10⁵ copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg dương tính (+). Giai đoạn này thường được gọi là đợt viêm cấp của viêm gan mạn.

 Viêm gan B mạn thể không hoạt động (HBeAg âm tính)

– Chỉ số ALT tăng trên 2 lần bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan phát triển hoặc xơ gan bất kể chỉ số ALT ở mức nào.

– Số lượng vi rút HBV- DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HbeAg âm tính (-).

Ở hai thể bệnh này chức năng gan đã có suy giảm, hệ miễn dịch kém không còn kiểm soát được vi rút siêu vi, làm cho vi rút tăng sinh làm men gan tăng và xơ hóa gan. Vì vậy giai đoạn này cần điều trị thuốc kháng vi rút.

Mục đích điều trị thuốc kháng vi rút

– Ức chế lâu dài sự sao chép của HBV.

– Cải thiện chất lượng sống, ngăn ngừa diễn tiến xơ gan, HCC (ung thư biểu mô tế bào gan).

– Dự phòng lây truyền HBV cho cộng đồng bao gồm dự phòng lây truyền mẹ con.

– Dự phòng đợt bùng phát VGVR B.

Chính vì vậy, khi đã dùng thuốc kháng vi rút, cần tuân thủ liệu trình điều trị không tự ý dừng thuốc kháng vi rút. Các thuốc ưu tiên lựa chọn Tenofovir disoproxil fumarate (TDF), Entecavir (ETV), Tenofovir alafenamide (TAF) là những thuốc bị kháng thấp (sử dụng thuốc cần được kê đơn theo hướng dẫn của chuyên gia gan mật).

Với những người đang điều trị thuốc kháng vi rút cần có đủ thời gian nhất định để kiểm soát vi rút và hạ men gan, cần thời gian dài để có chuyển đảo huyết thanh, phục hồi gan xơ hóa, và mất nhiều năm mới đủ tiêu chuẩn dừng kháng vi rút. Với những người xơ xan nặng dùng thuốc kháng vi rút suốt đời, ngoài ra thuốc kháng vi rút có những tác dụng nhất định như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mẩn ngứa, men gan tăng.

– Việc kết hợp với y học cổ truyền theo “Phương pháp cân bằng gan lách” nhằm đạt được những kết quả nhất định, rút ngắn thời gian điều trị hơn, tận dụng ưu việt thế mạnh của hai nền y học để mang lại những giá trị sau:

  • Thứ nhất: Cùng chung tác dụng ức chế vi rút làm giảm tải lượng vi rút nhanh hơn.
  • Thứ hai: Giúp lưu thông máu gan để hoạt chất ức chế vi rút đến tổ chức gan xơ hóa.
  • Thứ ba: Tăng cường miễn dịch giúp tăng nhanh hơn khả năng chuyển đảo huyết thanh (yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn dừng thuốc kháng vi rút).
  • Thứ tư: Phục hồi tổ chức gan xơ hóa, bảo vệ tế bào gan.
  • Thứ năm: Giảm tác dụng phụ thuốc kháng vi rút.

Khi chức năng gan phục hồi, men gan về bình thường, gan không còn xơ hóa (với bệnh nhân có xơ gan), vi rút định lượng dưới ngưỡng không phát hiện, chuyển đảo huyết thanh sâu, xét nghiệm HBcrAg âm tính (-) thì các chuyên gia tư vấn dừng thuốc kháng vi rút. Việc dừng điều trị thuốc kháng vi rút là mong mỏi của tất cả người bệnh, cần có lộ trình điều trị đúng kết hợp Tây y thuốc kháng vi rút và các thảo dược theo Phương pháp Cân bằng gan lách tác động hướng đích lên hệ miễn dịch giúp cho người bệnh đạt được kỳ vọng.

Ca lâm sàng điển hình kết hợp Đông y, Tây y

Bệnh nhân Thân 44 tuổi – Huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bệnh sử viêm gan vi rút B mãn đợt cấp tính có dùng rượu bia nhiều.

Triệu chứng lâm sàng: Không có biểu hiện lâm sàng ăn uống làm việc bình thường, da mắt không vàng, không mệt mỏi.

Cận lâm sàng

30/08/2018: HbeAg 1219.149, HbsAg 3860.33, Men gan GGT 263 u/l, AST 583 u/l, ALT 944 u/l

04/09/2018: HBV DNA 2.75X106 copies/ml, HbeAg 1000, HbsAg 5984, Men gan AST 493 U/L, ALT 1120 U/L

10/10/2018: AST 41.4 u/l, ALT 55.6 u/l

19/02/2019: HBV DNA  âm tính (dưới ngưỡng định lượng) Men gan AST 29.1 u/l, ALT 19.5 u/l

Điều trị

30/08/2018: Bác sỹ khuyên nhập viện điều trị bệnh nhân xin điều trị ngoại trú

Toa đơn: Thuốc kháng virus Tenofovir 300mg ngày 1v, silymarin 140+VTM nhóm B ngày 2v, arginin 200mg ngày 2v.

04/09/2018: Sau 1 điều trị khám lại men gan tăng BS cho làm định lượng kê đơn như cũ, (yêu cầu nhập viện bệnh nhân xin điều trị ngoại trú).

10/09/2018: Bệnh nhân được tư vấn dùng Hoàng Mộc Can theo Phương pháp Cân bằng Gan – Lách, ngày 6v chia 2 lần sau ăn 1h.

10/10/2018: Sau 1 tháng điều trị kết hợp Đông y và Tây y men gan bệnh nhân giảm rõ rệt AST 41.4 u/l, ALT 55.6 u/l.

19/2/2019: Sau 4 tháng điều trị kết hợp Đông y, Tây y men gan bình thường AST 29.1 u/l, ALT 19.5 u/l, định lượng vi rút HBV DNA  dưới ngưỡng định lượng.